[Dân Việt] Hội nghị Thủ tướng đối thoại với nông dân: Nông dân hài lòng, phấn khởi và nhiều kỳ vọng sau đối thoại

Nhiều nông dân phấn khởi và bày tỏ tin tưởng, sau Hội nghị Thủ tướng Chính phủ đối thoại với nông dân Việt Nam, với những chỉ đạo sát sao của người đứng đầu Chính phủ, sự vào cuộc tích cực của Hội Nông dân Việt Nam và lãnh đạo các bộ, ngành, những vướng mắc, khó khăn của người nông dân dần được tháo gỡ.

Hài lòng với kết quả đối thoại Hội nghị Thủ tướng đối thoại với nông dân

Trở về nhà sau Hội nghị Thủ tướng Chính phủ đối thoại với nông dân Việt Nam, anh Trần Như Kiên – Giám đốc HTX Phương Nam ở bản Pha Cúng, xã Lóng Phiên, huyện Yên Châu (tỉnh Sơn La) phấn khởi cho biết: “Chúng tôi rất vui khi Thủ tướng Chính phủ đã dành thời gian lắng nghe những tâm tư, nguyện vọng của nông dân”.

Anh Kiên bày tỏ: “Nông dân chúng tôi rất tin tưởng, với những chỉ đạo sát sao của người đứng đầu Chính phủ, sự vào cuộc tích cực của Hội Nông dân Việt Nam và bộ trưởng các bộ, ngành những vướng mắc, khó khăn của người nông dân sẽ dần được tháo gỡ. Người nông dân sẽ được tiếp sức làm giàu và đóng góp cho quê hương, xã hội trên những mảnh vườn, thửa ruộng của chính mình”.

Hội nghị thủ tướng
Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng lãnh đạo các bộ, ngành trả lời các câu hỏi của nông dân tại Hội nghị Thủ tướng Chính phủ đối thoại với nông dân Việt Nam.

Cũng theo anh Kiên, biết tin anh được mời tham dự Hội nghị Thủ tướng Chính phủ đối thoại với nông dân Việt Nam rất nhiều bà con nông dân ở huyện Yên Châu đã gửi gắm những tâm tư, tình cảm tới người đứng đầu Chính phủ. Chính vì vậy, ngay sau khi trở về từ Hội nghị, đông đảo bà con đã đến nhà anh để chia vui cũng như nghe thông tin về kết quả đối thoại.

Nói trực tiếp về mô hình của mình, anh Kiên cho biết: HTX Phương Nam hiện đang trồng hơn 100ha cây ăn quả, trong đó có 65ha cây ăn quả đã được cấp mã số vùng trồng. Nhãn chín muộn là cây trồng chủ lực của HTX Phương Nam.

Từ 3 năm nay, HTX Phương Nam đã xuất khẩu nhãn tươi sang thị trường các nước như Mỹ, Singapore. Bình quân 1ha cây ăn quả cho thu nhập từ 400 – 600 triệu đồng/ha. Chính vì thế, HTX rất quan tâm tới việc xây dựng các nhà máy chiếu xạ tại các địa phương để hỗ trợ nông dân xuất khẩu.

Hội nghị thủ tướng
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã chỉ đạo Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phải xử lý, giải quyết nhanh và thỏa đáng, không để doanh nghiệp phải vào tận Thành phố Hồ Chí Minh để chiếu xạ, làm tăng chi phí và thời gian.

Anh Kiên chia sẻ: “Tôi rất hài lòng với câu trả lời của Thủ tướng, các bộ trưởng tại Hội nghị. Đặc biệt, về vấn đề chiếu xạ, Thủ tướng Chính phủ đã trực tiếp chỉ đạo Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phải xử lý, giải quyết nhanh và thỏa đáng, không để doanh nghiệp phải vào tận Thành phố Hồ Chí Minh để chiếu xạ, làm tăng chi phí và thời gian.

Cũng theo anh Kiên, qua phần trả lời của 2 Bộ trưởng NNPTNT Lê Minh Hoan, Bộ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Hồng Diên về vấn đề hỗ trợ xuất khẩu vào thị trường Trung Quốc đã gợi mở, định hướng cho HTX Phương Nam nói riêng và nông dân trồng cây ăn quả nói chung về tư duy sản xuất, phải sản xuất theo tín hiệu thị trường.

 

 

hội nghị thủ tướng
Trở về nhà sau Hội nghị Thủ tướng Chính phủ đối thoại với nông dân Chính phủ, anh Trần Như Kiên – Giám đốc HTX Phương Nam ở bản Pha Cúng, xã Lóng Phiên, huyện Yên Châu (tỉnh Sơn La) sẽ tiếp tục liên kết với các hộ nông dân mở rộng diện tích và nâng cao chất lượng nông sản.

 

Hội nghị thủ tướng
Bà Nguyễn Thị Hồng (áo dài xanh) – Giám đốc Công ty Cổ phần Dược thảo Thiên Phúc đã cùng với hơn 500 đại biểu nông dân tiêu biểu trên cả nước tham dự Hội nghị Thủ tướng Chính phủ đối thoại với nông dân Việt Nam lần thứ 4 năm 2022 tại Sơn La.

 

Hội nghị Thủ tướng
Bà Bà Nguyễn Thị Hồng – Giám đốc Công ty Cổ phần Dược thảo Thiên Phúc tại Hội nghị

Đảm bảo sinh kế của người dân ĐBSCL trước biến đổi khí hậu

Trong buổi sáng 29/5, từ điểm cầu Cần Thơ, ông Lý Văn Bon (TP. Cần Thơ) đã đặt câu hỏi tới Hội nghị Thủ tướng Chính phủ đối thoại với nông dân Việt Nam năm 2022 về vấn đề đảm bảo sinh kế của người dân ĐBSCL trước biến đổi khí hậu và tình trạng ô nhiễm môi trường nông thôn.

“Mấy năm gần đây, do biến đổi khí hậu, do xây dựng thủy điện ở thượng nguồn, lượng nước về đồng bằng sông Cửu Long có nhiều biến động, đã có tác động đến nguồn lợi thủy sản, sinh kế của người dân, xâm nhập mặn cũng diễn biến phức tạp hơn. Xin được hỏi Thủ tướng, Chính phủ, các bộ ngành sẽ có những biện pháp gì để hỗ trợ, đảm bảo sinh kế của người dân vùng Đồng bằng sông Cửu Long trước những tác động của biến đổi khí hậu?

Thứ hai, Chính phủ đã có chủ trương nhất quán, đó là không đánh đổi môi trường lấy phát triển kinh tế. Tuy nhiên, trên thực tế tình trạng ô nhiễm môi trường ở nông thôn hiện nay đã đến mức báo động. Xin hỏi Thủ tướng, Chính phủ sẽ có giải pháp gì để xử lý và khắc phục thực trạng này” – ông Bon hỏi.

Sau khi được Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ định, lãnh đạo 3 Bộ là Bộ trưởng Bộ NNPTNT Lê Minh Hoan, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Duy Đông, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Quý Kiên đã trả lời câu hỏi của ông Bon.

Hội nghị Thủ tướng
Ông Lý Văn Bon đặt câu hỏi từ điểm cầu Cần Thơ. Ảnh: Huỳnh Xây.

Liên quan đến câu hỏi về sinh kế cho người nông dân vùng ĐBSCL, Bộ trưởng Bộ NNPTNT Lê Minh Hoan nói: “Thủ tướng Chính phủ chủ trì Hội nghị Phát triển nông nghiệp và nông thôn vùng ĐBSCL với tinh thần chủ động và linh hoạt thích ứng với biến đổi khí hậu. Đó cũng là tinh thần của Nghị quyết 120.

Thủ tướng cũng giao phải liên kết 13 tỉnh, liên kết vùng để lấy sức mạnh tổng thể, đẩy mạnh thị trường, mở rộng phát triển nông nghiệp và nông thôn.

Do đó, ĐBSCL không chỉ là thích ứng với biến đổi khí hậu mà còn là mẫu hình của 1 trong 5 vùng quyết tâm đi lên với sự hỗ trợ của Chính phủ và các ban, ngành. Tôi một lần nữa lưu ý chuyển từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp là quan điểm cần được nhấn mạnh”.

Cùng với đó, làm sao đưa được sản phẩm, thương phẩm của người nông dân ra thị trường thành công là cốt lõi của các mặt công tác, trong đó có cả công tác dạy và học nghề nông thôn bền vững.

Làm rõ thêm nội dung về phát triển ĐBSCL, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, chủ trương của Đảng đã rất rõ, vừa qua, Bộ Chính trị cũng đã ban hành Nghị quyết 13 về Phương hướng phát triển kinh tế – xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng ĐBSCL đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Hội nghị thủ tướng
Bà Nguyễn Thị Hồng – Giám đốc Công ty Cổ phần Dược thảo Thiên Phúc (áo dài trắng cạnh Thủ tướng) cùng các đại biểu nhận quà lưu niệm của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính

>>>Xem thêm: Dược thảo Thiên Phúc

Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 120 năm 2017 về phát triển bền vững đồng bằng sông Cửu Long thích ứng với biến đổi khí hậu; vừa ban hành quy hoạch vùng ĐBSCL theo Luật Quy hoạch; đang xây dựng chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 13 của Bộ Chính trị; đã và sẽ tiếp tục đề xuất các cơ chế, chính sách để thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng. Trong đó, trong nhiệm kỳ này ưu tiên phát triển hạ tầng ĐBSCL, ưu tiên nhất trong tất cả các vùng.

Trao đổi với PV Báo Dân Việt, ông Lý Văn Bon cho biết: “Tại Hội nghị, Thủ tướng Chính phủ và các bộ trưởng đã trả lời rất rõ nét. Tôi rất hài lòng vì nó thực tế, phù hợp với địa phương”.

Anh Kiên ở Sơn La, ông Bon ở Cần Thơ và nhiều nông dân đến từ khắp mọi miền cả nước đều bày tỏ mong muốn Hội nghị Thủ tướng đối thoại với nông dân sẽ được tổ chức thường niên hàng năm.

“Nông dân chúng tôi rất tin tưởng, khi người đứng đầu Chính phủ trực tiếp lắng nghe nông dân sẽ làm tăng thêm sự chú ý của toàn xã hội, tăng thêm sự quan tâm của Đảng, Nhà nước đối với nông nghiệp, nông dân, nông thôn…” – anh Trần Như Kiên ở Sơn La bày tỏ.

Theo: Dân Việt

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *