Tại sao dây thìa canh được ứng dụng rộng rãi trong các bài thuốc hỗ trợ điều trị tiểu đường?

Dây thìa canh có tên khoa học là Gymnema Sylvestre, là một loài thảo dược được tìm thấy ở Ấn Độ và các nước Đông Nam Á. Trong y học cổ truyền, dây thìa canh được sử dụng để hỗ trợ điều trị nhiều bệnh, trong đó có bệnh tiểu đường. 

Vậy vì sao dây thìa canh lại được ứng dụng rộng rãi trong các bài thuốc hỗ trợ điều trị tiểu đường? Thông tin chi tiết sẽ có trong bài viết dưới đây. 

Sơ bộ về dây thìa canh 

Dây thìa canh là loài thảo dược thuộc họ Asclepiadaceae và còn được biết đến với nhiều tên gọi khác nhau như dây muối, lõa ti rừng, lừa ty rừng… Đây là loài cây thân leo, chiều dài trung bình từ 6 – 10 mét, mọc thành từng cụm lớn. Hoa của dây thìa canh mọc thành từng chùm ở nách lá, nở nhiều vào thời gian tháng 7 và tháng 8. Dây thìa canh có quả hình bầu, quả chín sẽ tách đôi để lộ hạt dẹp. 

Theo các tài liệu Đông y ghi chép, loại thảo dược này có tính hàn, vị đắng, tác dụng vào tỳ, phế, thận. Trong y học cổ truyền, dây thìa canh là một loại thuốc không thể thiếu trong điều trị tê bì, phong thấp, chỉ thống, tiêu khát, tiêu thũng, đái đường… 

Tại sao dây thìa canh được ứng dụng rộng rãi trong các bài thuốc hỗ trợ điều trị tiểu đường?
Dây thìa canh

Đối với y học hiện đại, các nhà khoa học cũng đã nghiên cứu và đưa ra kết luận về thành phần của loài cây này. Theo đó, trong dây thìa canh có chứa một làm lượng đáng kể hoạt chất GS4 – Gymnema Sylvestre; Anthraquinone; Gymnemic acid, Gymnema saponins, Flavone; Hentriacontane;  α và β- chlorophylls; Pentatriacontane; Phytin, resins, d-quercitol; acid formic, acid tartaric, acid butyric;…

Căn cứ theo các tài liệu y học cổ truyền cũng như khoa học hiện đại, ngày nay, dây thìa canh được sử dụng rộng rãi trong phòng, điều trị nhiều bệnh lý. Cây được thu hái quanh năm, không phụ thuộc vào mùa vụ, có thể sử dụng hầu hết các bộ phận của cây và bào chế thành nhiều dạng thức khác nhau như tươi, khô, cao, kết hợp với các thảo dược khác… 

Tại sao dây thìa canh được ứng dụng rộng rãi trong các bài thuốc hỗ trợ điều trị tiểu đường?
Dây thìa canh phơi khô

Tại sao dây thìa canh được ứng dụng rộng rãi trong các bài thuốc hỗ trợ điều trị tiểu đường?

Tên khoa học của dây thìa canh là Gymnema sylvestre hay còn có nghĩa là “ức chế vị ngọt”. Sở dĩ cây được gọi như vậy là bởi khi nhai lá cây thìa canh, nó có thể làm giảm cảm giác ngọt trên lưỡi và giảm cảm giác đói. 

Cũng theo các nghiên cứu, hai hoạt chất chính là Gymnemic acid và Gymnema saponins được tìm thấy trong dây thìa canh góp phần kích thích sản sinh tế bào Beta của tuyến tụy. Nhờ khả năng này, tuyến tuỵ có thể hoạt động ổn định hơn, từ đó tăng sản sinh insulin, tăng hoạt lực của insulin. Đây là tiền đề quan trọng giúp cơ thể tái thiết lập khả năng tự cân bằng đường huyết tự nhiên.

Tại sao dây thìa canh được ứng dụng rộng rãi trong các bài thuốc hỗ trợ điều trị tiểu đường?
Tác dụng của dây thìa canh với bệnh tiểu đường

Bên cạnh đó, Gymnemic acid và Gymnema saponins còn có khả năng ức chế hoạt động của một số enzym liên quan đến việc hấp thụ đường trong ruột, từ đó góp phần hỗ trợ kiểm soát mức đường trong máu ở người bị tiểu đường. 

Cùng với sự có mặt của hai dược chất quan trọng kể trên, các dược chất khác được tìm thấy trong cây cũng được chứng minh góp phần làm giảm nồng độ LDL-cholesterol, triglyceride trong máu, giảm lipid máu, góp phần điều hòa huyết áp, ngăn ngừa xơ vữa mạch máu. Điều này giúp làm hạn chế nguy cơ mắc các biến chứng hoặc tăng nặng biến chứng ở người bị tiểu đường. 

Sự kết hợp của dây thìa canh và các thảo dược quý – Lựa chọn “vàng” cho người bệnh tiểu đường 

dây thìa canh trong các bài thuốc tiểu đường
Dây thìa canh được ứng dụng rộng rãi trong các bài thuốc hỗ trợ điều trị tiểu đường

Ngoài dây thìa canh, y học cổ truyền cũng có rất nhiều thảo dược đã được chứng minh công dụng hỗ trợ ổn định đường huyết, giảm nguy cơ biến chứng tiểu đường. Trong đó, không thể không nhắc tới đông trùng hạ thảo, giảo cổ lam, khổ qua rừng, linh chi, mạch môn, sinh địa… 

Cụ thể, Selen trong đông trùng hạ thảo góp phần làm giảm đáng kể mức HbA1c (chỉ số đường huyết). Ngoài ra, đông trùng hạ thảo còn có chứa CPS-1 – một polysaccharide có khả năng hòa tan trong nước sẽ giúp kích thích tuyến tụy giải phóng insulin và/hoặc làm giảm chuyển hóa insulin.

Với thảo dược khổ qua rừng, các hoạt chất được tìm thấy sẽ giúp hỗ trợ hạ đường huyết, bảo vệ tế bào Beta tuỵ, cải thiện mỡ máu, mỡ trong gan. Thêm vào đó, hoạt chất Phanosid có trong giảo cổ lam sẽ giúp ổn định đường huyết, tăng tiết insulin ở người bệnh tiểu đường. 

Ngoài ra, các thảo dược khác như khổ qua rừng, linh chi, mạch môn, sinh địa… cũng góp phần đáng kể trong việc ổn định đường huyết, hạn chế nguy cơ biến chứng bệnh tiểu đường. 

an đường thiên phúc

Với mong muốn người bệnh tiểu đường, tiền tiểu đường có thể sử dụng các sản phẩm từ thảo dược một cách nhanh chóng, thuận tiện, Dược thảo Thiên Phúc đã nghiên cứu, bào chế và cho ra đời An Đường Thiên Phúc. Được chiết xuất 100% nguyên liệu tự nhiên gồm đông trùng hạ thảo, cao dây thìa canh, cao khổ qua rừng, cao giảo cổ lam, cao linh chi, cao mạch môn… bằng công nghệ nano hiện đại, tác dụng của An Đường Thiên Phúc là giúp tăng tốc độ hòa tan cao, tăng khả năng hấp thu của cơ thể, từ đó hỗ trợ cải thiện bệnh rõ rệt. 

An Đường Thiên Phúc đặc biệt thích hợp cho những trường hợp người bị tiểu đường, tiền tiểu đường, người có chỉ số đường huyết cao. 

Hiện nay, sản phẩm An Đường Thiên Phúc đã có mặt tại tất cả các đại lý, showroom của Dược thảo Thiên Phúc trên toàn quốc, kính mời quý khách hàng tham khảo và lựa chọn sử dụng.

CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC THẢO THIÊN PHÚC

VPGD: Số 740 Quang Trung, La Khê, Hà Đông, Hà Nội

Khu nuôi trồng: BL – 84 khu quy hoạch Yersin – P.9 – TP. Đà Lạt

Hotline: 0916 33 1080

Email: [email protected]

Showroom và đại lý: https://duocthaothienphuc2.themesmaster.top/dai-ly-c25

Đăng ký CTV và Đại lý: [email protected]

Facebook: https://www.facebook.com/duocthaothienphucglobal

Website: https://duocthaothienphuc2.themesmaster.top/

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *