Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính khi giao mùa: Chớ chủ quan

Sự thay đổi của thời tiết, đặc biệt là khi thời tiết chuyển lạnh trong mùa đông là nguyên nhân gây tăng cao các trường hợp bệnh về hệ hô hấp, nhất là tỷ lệ phát triển bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) cấp tính.

Những nguy cơ nghiêm trọng về sức khỏe của bệnh nhân COPD trong mùa đông 

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) là một trong những bệnh lý về hệ hô hấp phổ biến tại Việt Nam và trên toàn cầu. Triệu chứng của bệnh thường bao gồm khó thở, ho khan, viêm đường hô hấp mạn tính và cảm giác nặng ngực. Các nguyên nhân gây bệnh thường là do tiếp xúc lâu dài với khói bụi, các hợp chất độc hại trong không khí, đặc biệt là khói thuốc lá. Những tác nhân này có thể làm tăng tiết đờm, thay đổi cấu trúc của đường dẫn khí (phế quản), dẫn đến hẹp các đường dẫn khí và tổn thương mô phổi. Điều này gây rối loạn trong quá trình lưu thông khí vào và ra khỏi phổi, dẫn đến các triệu chứng đặc trưng của bệnh.

Điều trị COPD khi giao mùa

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), có khoảng 384 triệu người mắc bệnh COPD trên toàn cầu với số ca tử vong ước tính là 3,2 triệu mỗi năm (chiếm khoảng 5% tổng số ca tử vong trên thế giới hàng năm), là nguyên nhân đứng thứ ba gây tử vong trên toàn cầu. Tại Việt Nam, theo các nghiên cứu dịch tễ học về bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, tỷ lệ người mắc COPD chiếm khoảng 4,2% trong số những người từ 40 tuổi trở lên.

Người mắc bệnh COPD thường trải qua những cơn cấp tính, khi triệu chứng về hệ hô hấp như ho, viêm đường hô hấp mạn tính, khó thở trở nên nặng hơn. Các cơn cấp thường xảy ra vào thời điểm giao mùa hoặc khi thời tiết có biến đổi xấu, nhất là vào mùa đông và thường liên quan đến nhiễm trùng hoặc ô nhiễm không khí.

Làm thế nào để phòng ngừa các đợt cấp do COPD gây ra trong mùa đông?

Các đợt cấp COPD là tiến triển tự nhiên của bệnh, gây ra tác động tiêu cực đối với người bệnh bằng cách làm trầm trọng thêm các triệu chứng, giảm khả năng hô hấp, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và thúc đẩy sự xuất hiện của các cơn cấp tiếp theo. Đôi khi, trong những trường hợp cực kỳ nặng, các đợt cấp có thể dẫn đến tình trạng nguy kịch hoặc thậm chí gây tử vong.

Vì vậy để phòng ngừa các đợt cấp COPD, nhất là trong những ngày mùa đông lạnh, người bệnh cần chú ý tới những biện pháp phòng ngừa như sau:

Tránh tiếp xúc với môi trường ô nhiễm: Hiện nay, có rất nhiều tác nhân gây ô nhiễm đang tồn tại như chất đốt được sử dụng trong việc nấu nướng, các chất gây ô nhiễm trong môi trường làm việc như bụi và hóa chất… Việc tiếp xúc với bụi bẩn, phấn hoa, lông thú, khói nhiên liệu hay các tác nhân gây ô nhiễm khác có thể làm tăng nguy cơ tái phát các triệu chứng COPD. Vì vậy, người bệnh cần duy trì không khí trong nhà sạch sẽ và thông thoáng cũng như đảm bảo hạn chế tiếp xúc với các tác nhân này ở ngoài môi trường.

Điều trị COPD khi giao mùa

Đeo khẩu trang và mũ khi ra ngoài: Khi thời tiết chuyển lạnh, nhiệt độ thấp có thể làm cho các triệu chứng COPD trở nên trầm trọng hơn. Người bệnh nên mang khẩu trang và mũ khi ra ngoài để bảo vệ đường hô hấp khỏi các yếu tố kích ứng như không khí lạnh, khô hoặc mưa bụi.

Rửa tay thường xuyên và tiêm vaccine đầy đủ: Việc duy trì vệ sinh và tiêm phòng đầy đủ các loại vaccine như vaccine phòng cúm có thể giúp giảm nguy cơ nhiễm trùng đường hô hấp, từ đó giảm khả năng tái phát các triệu chứng COPD.

Tập thể dục và luyện tập phục hồi chức năng: Luyện tập thể dục đều đặn có thể giúp cải thiện sức khỏe tổng thể và giảm triệu chứng COPD. Điều này có thể bao gồm các hoạt động như đạp xe, đi bộ hoặc các bài tập phục hồi chức năng hô hấp để tăng cường chức năng phổi và giảm các triệu chứng.

Chế độ dinh dưỡng và chuẩn bị thuốc sẵn: Bệnh nhân COPD cần duy trì chế độ ăn uống lành mạnh và uống đủ nước. Ngoài ra, người bệnh cần giữ sẵn thuốc để sử dụng trong trường hợp cần thiết theo đúng chỉ định của bác sĩ.

Chăm sóc sức khỏe và theo dõi triệu chứng: Một lưu ý quan trọng khác với người bệnh COPD vào mùa đông đó là cần đi khám sức khỏe định kỳ và theo dõi các triệu chứng. Nếu có bất kỳ biến chứng hoặc triệu chứng nào không bình thường, người bệnh cần tham khảo ý kiến bác sĩ ngay lập tức.

Ngoài các biện pháp kể trên, bệnh nhân COPD cũng có thể tham khảo và sử dụng thêm các sản phẩm hỗ trợ điều trị bệnh từ thảo dược tự nhiên như Viên bổ phế Banikha của Dược thảo Thiên Phúc. 

Điều trị COPD khi giao mùa

Viên bổ phế Banikha là một sản phẩm tiêu biểu của thương hiệu Dược thảo Thiên Phúc – Doanh nghiệp khoa học công nghệ tiên phong nuôi trồng thành công đông trùng hạ thảo tại Việt Nam.

Dược thảo Thiên Phúc cũng là đơn vị có dự án nghiên cứu cấp Quốc gia về đông trùng hạ thảo. Sản phẩm được sản xuất trên dây chuyền công nghệ đạt chuẩn GMP, nguồn nguyên liệu đạt chuẩn GACP-WHO của Tổ chức Y tế thế giới.

Viên bổ phế Banikha là sự kết hợp của nhiều thành phần thảo dược quý như đông trùng hạ thảo, cao rẻ quạt, cao khổ sâm, cao bách hợp, cao cam thảo… Viên Bổ phế Banikha có tác dụng giúp bổ phế, bổ phổi, giúp tăng cường chức năng thải lọc của phổi. Ngoài ra, viên Bổ Phế Banikha còn hỗ trợ tốt cho những người bị bệnh đường hô hấp như hen phế quản, lao, viêm phổi, viêm phế quản, COPD, hỗ trợ điều trị ung thư…

Thông tin chi tiết về sản phẩm viên bổ phế Banikha, quý khách hàng vui lòng liên hệ theo địa chỉ: 

CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC THẢO THIÊN PHÚC

VPGD: Số 740 Quang Trung, La Khê, Hà Đông, Hà Nội

Khu nuôi trồng: BL – 84 khu quy hoạch Yersin – P.9 – TP. Đà Lạt

Hotline : 091 633 1080

Email: admin@duocthaothienphuc.vn

Showroom và đại lý: https://duocthaothienphuc.vn/dai-ly-c25

Đăng ký CTV và Đại lý: admin@duocthaothienphuc.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *