Cơn ho trở nên trầm trọng hơn vào ban đêm: Chớ chủ quan!

Ho nhiều về đêm không chỉ khiến người bệnh mất ngủ, khó chịu mà còn là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý nguy hiểm. Vì vậy khi gặp tình trạng ho đêm kéo dài, người bệnh cần nâng cao cảnh giác, chủ động thăm khám chuyên khoa, từ đó hạn chế nguy cơ bệnh tiến triển nặng. 

Ho nhiều về đêm có nguy hiểm? 

Ho nhiều về đêm là tình trạng người bệnh thường xuyên gặp phải các cơn ho, ho không ngừng trong quá trình nằm ngủ. Nếu hiện tượng này chỉ diễn ra một vài ngày, người bệnh không cần phải quá lo lắng. Thế nhưng khi ho kéo dài, ho trở nên trầm trọng hơn vào ban đêm và thời gian ho trên 8 tuần thì đây có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý nguy hiểm. Lúc này, người bệnh cần tới thăm khám ở các cơ sở chuyên khoa để đánh giá tình trạng, mức độ, từ đó có những biện pháp cải thiện kịp thời. 

Ho nhiều vào ban đêm

Có rất nhiều nguyên nhân gây nên hiện tượng ho nhiều về đêm. Những nguyên nhân phổ biến có thể kể đến bao gồm: 

Do trọng lực cơ thể: Theo các nhà khoa học, chất nhầy ở đường hô hấp trên có xu hướng đọng lại và chảy xuống cổ họng nhiều hơn khi nằm, nhất là nằm ngửa. Điều này khiến cho các dây thần kinh của hệ hô hấp bị kích thích, từ đó tạo thành các cơn ho. Do vậy, người đang bị ho được khuyên hãy chọn tư thế ngủ nghiêng mình. 

Do dạ dày bị trào ngược: Khi bị trào ngược dạ dày, axit trong khoang bụng sẽ trào ngược lên thực quản, kích thích cổ họng và khiến các cơn ho hình thành. 

Hội chứng chảy dịch mũi sau: Xảy ra do chất nhầy bên trong mũi được sản xuất quá mức bình thường. Khi người bệnh nằm xuống, dịch sẽ chảy xuống thành sau họng, gây ra cảm giác vướng họng, đau họng, ngứa họng, từ đó hình thành các cơn ho phản xạ. 

Không khí khô, không khí nhiễm khuẩn: Không khí khô, độ ẩm không khí xuống thấp sẽ làm gia tăng các bệnh lý về đường hô hấp như nghẹt mũi, đau họng, ho vào ban đêm. Bên cạnh đó, khi môi trường quanh giường ngủ có nhiều mạt bụi, lông thú cưng, nấm mốc, nấm mốc…. thì cũng rất dễ khiến người bệnh bị ho khi ngủ. 

Ho nhiều vào ban đêm

Bệnh lý đường hô hấp: Ho đêm kéo dài cũng là dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý đặc biệt nguy hiểm như hen suyễn, viêm phổi, viêm xoang, viêm phế quản cấp tính, dấu hiệu của sự phát triển của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính COPD…

Như vậy có thể khẳng định, ho là một phản ứng bình thường của cơ thể. Tuy nhiên, nếu người bệnh bị ho kéo dài, ho nhiều vào ban đêm và không thể cắt cơn ho sau 8 tuần thì cần phải tới ngay cơ sở y tế, không nên chủ quan tiếp tục điều trị tại nhà. 

5 biện pháp hữu hiệu giúp cải thiện tình trạng ho vào ban đêm 

Để hạn chế ho nhiều vào ban đêm cũng như góp phần ngăn ngừa, cải thiện các bệnh lý về hệ hô hấp, người bệnh có thể tham khảo các biện pháp sau:

Nằm nghiêng, kê cao gối ngủ: Khi nằm nghiêng, áp lực lên phổi sẽ được giảm bớt. Cùng với đó, việc ngủ cao gối sẽ giúp đường hô hấp thông thoáng hơn, hạn chế quá trình đọng lại của các chất nhầy ở phía sau cổ họng, từ đó làm giảm các cơn ho. 

Làm ẩm không khí, vệ sinh chỗ ngủ sạch sẽ: Việc vệ sinh không gian phòng ngủ sẽ giúp loại bỏ các tác nhân gây kích ứng tới hệ hô hấp. Ngoài ra, việc tăng cường độ ẩm không khí bằng cách sử dụng máy phun sương hay đơn giản là đặt một chậu nước cạnh giường sẽ giúp không khí vào phổi ấm hơn, ẩm hơn, từ đó hạn chế các kích ứng gây ho. 

Ho nhiều vào ban đêm

Uống đủ nước: Uống đủ nước, nhất là nước ấm sẽ giúp làm loãng chất nhầy nhanh hơn, tăng khả năng tống đẩy chất nhầy ra bên ngoài. Việc uống đủ nước cũng sẽ khiến cổ họng không bị khô, từ đó hạn chế nguy cơ ho kéo dài. 

Sử dụng viên ngậm trị ho: Các loại viên ngậm trị ho có thể giúp tiết nhiều nước bọt, từ đó hạn chế tình trạng khô cổ. Viên ngậm trị ho cũng chưa nhiều thành phần quan trọng giúp cải thiện tình trạng ho, khiến người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn. Tuy nhiên, không nên ngậm quá nhiều viên trị ho, không nên ngậm viên quá to vì có thể gây nghẹn đường thở trong lúc ngủ quên. 

Sử dụng sản phẩm viên bổ phế Banikha: Bên cạnh những biện pháp cải thiện từ bên ngoài như trên, người bị ho nhiều có thể tham khảo và sử dụng sản phẩm viên bổ phế Banikha

ho nhiều về đêm

Viên bổ phế Banikha với chiết xuất từ đông trùng hạ thảo và các thảo dược quý như cao lá hen, cao rẻ quạt, cao khổ sâm, húng chanh… sẽ giúp nâng cao “sức khoẻ” của hệ hô hấp từ bên trong. Khi hệ hô hấp khoẻ, các các triệu chứng như ho do thay đổi thời tiết, ho khan, ho cảm, ho gió và các triệu chứng khản tiếng, ngứa rát cổ họng… sẽ được cải thiện đáng kể. 

Cách sử dụng viên bổ phế Banikha để góp phần cải thiện hệ hô hấp, làm dịu các triệu chứng ho nhiều về đêm như sau:

– Người lớn: Uống 3 viên/ngày

– Trẻ nhỏ trên 6- 18 tuổi: 2 viên/ngày

Viên bổ phế Banikha của Dược thảo Thiên Phúc không chỉ được các chuyên gia y học cổ truyền, y học hiện đại đánh giá cao về chất lượng mà còn được rất nhiều người đang gặp các vấn đề về hệ hô hấp tin tưởng, sử dụng. Để biết thêm thông tin chi tiết về sản phẩm, quý khách hàng vui lòng liên hệ theo địa chỉ:

CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC THẢO THIÊN PHÚC

VPGD: Số 740 Quang Trung, La Khê, Hà Đông, Hà Nội

Khu nuôi trồng: BL – 84 khu quy hoạch Yersin – P.9 – TP. Đà Lạt

Hotline: 0916 33 1080

Email: admin@duocthaothienphuc.vn

Showroom và đại lý: http://duocthaothienphuc.vn/dai-ly-c25

Đăng ký CTV và Đại lý: admin@duocthaothienphuc.vn

Facebook: https://www.facebook.com/duocthaothienphucglobal

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *