Ho được xem là một phản xạ tự nhiên, bình thường của cơ thể và bất kỳ ai cũng có thể gặp phải các triệu chứng ho. Tuy nhiên nếu ho kéo dài, ho dai dẳng không dứt thì rất có thể là dấu hiệu của các bệnh lý nguy hiểm. Vậy ho dai dẳng kéo dài thường do các nguyên nhân nào gây nên? Để cải thiện tình trạng này, người bệnh có thể áp dụng những biện pháp nào?
Khi nào tình trạng ho được xem là nguy hiểm?
Hiện nay, căn cứ theo thời gian ho, tình trạng ho ở người bệnh có thể được đánh giá thông qua 3 cấp độ là ho cấp tính (dưới 3 tuần), ho bán cấp (từ 3 – 8 tuần) hoặc ho mãn tính (trên 8 tuần). Tình trạng ho được xem là nguy hiểm, cần thăm khám ngay là ho bán cấp và đặc biệt là ho mãn tính.
Do đó, nếu bệnh nhân ho dai dẳng kéo dài trên 3 tuần, không có dấu hiệu dùng lại ngay cả khi đã áp dụng các biện pháp dùng thuốc, điều trị thì cần hết sức lưu tâm. Ho kéo dài không chỉ ảnh hưởng trực tiếp tới sức khoẻ, sinh hoạt của người bệnh mà còn có tác động rất lớn tới sinh hoạt chung của cả gia đình, người thân.
Ho dai dẳng kéo dài có thể do những nguyên nhân nào gây nên?
Ho kéo dài có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân như bệnh lý trong cơ thể hoặc các tác nhân từ bên ngoài. Dù là nguyên nhân gì, người bệnh cũng cần được thăm khám kịp thời để có được phác đồ điều trị cho phù hợp.
Những nguyên nhân gây ho dai dẳng, kéo dài có thể kể đến như:
Nguyên nhân do yếu tố bệnh lý
Nhiễm khuẩn: Sau khi bị nhiễm virus gây bệnh cúm, viêm phổi hoặc nhiễm khuẩn đường hô hấp trên, rất nhiều bệnh nhân sẽ gặp phải tình trạng ho dai dẳng.
Trào ngược dạ dày: Một số người bệnh gặp tình trạng trào ngược dạ dày khiến dịch trong dạ dày trào lên thực quản và gây kích ứng niêm mạc, từ đó gây ra triệu chứng ho. Nếu tình trạng này tái diễn nhiều lần, bệnh nhân có thể trải qua ho kéo dài và không thuyên giảm ngay cả khi sử dụng thuốc trị ho.
Nguyên nhân khác
Viêm mũi xoang: Bệnh viêm mũi xoang là nguyên nhân tạo ra nhiều dịch nhầy trong vùng mũi hoặc xoang. Dịch này chảy xuống sau họng và kích thích tạo ra phản ứng ho, nhất là vào ban đêm
Viêm phế quản mạn tính: Những bệnh nhân mắc viêm phế quản mạn tính thường có thói quen hút thuốc hoặc đã từng hút thuốc trong quá khứ. Bệnh ho dai dẳng, kéo dài gây ra sự xung huyết, khó thở, thở khò khè và ho dai dẳng có kèm theo đờm.
Các bệnh về phổi: Người bị ho dai dẳng lâu ngày cũng có thể do các bệnh về phổi như phổi tắc nghẽn mạn tính, ung thư phổi, viêm phổi, lao phổi… gây nên.
Các nguyên nhân khác
Bên cạnh những nguyên nhân nêu trên, người gặp tình trạng ho dai dẳng kéo dài cũng có thể bắt nguồn từ thói quen hút thuốc lá, thuốc lào lâu năm. Ngoài ra, yếu tố khói bụi, môi trường, thời tiết, sử dụng thuốc hay tuổi tác cũng có thể khiến tình trạng ho kéo dài và nặng hơn.
Cải thiện tình trạng ho dai dẳng kéo dài bằng cách nào?
Ho dai dẳng, kéo dài nếu không được điều trị sớm và đúng cách có thể dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm như ảnh hưởng tới sinh hoạt, mất ngủ, căng thẳng mệt mỏi. Tình trạng này còn khiến cho người bệnh gặp phải các triệu chứng như đau họng, tổn thương viêm nhiễm niêm mạc họng, đau ngực, khó thở, kém ăn…
Để điều trị và cải thiện tình trạng ho kéo dài, người bệnh có thể áp dụng một số phương pháp sau:
Người bệnh gặp phải tình trạng ho dai dẳng và xuất hiện các triệu chứng như sốt, tím tái, khó thở, và ho lâu ngày đến mức kiệt sức thì cần đi khám và tiến hành xét nghiệm ngay. Điều này giúp phát hiện chính xác nguyên nhân gây ho, từ đó có các biện pháp xử trí kịp thời.
Những trường hợp ho kéo dài trên 3 tuần mà không có dấu hiệu giảm sau khi đã sử dụng thuốc hay ho kèm theo các triệu chứng như sốt, ho có đờm màu nâu hoặc vàng, ho ra máu, đau ngực, và thở nông… thì cũng cần tới ngay các cơ sở y tế để kiểm tra, phát hiện nguyên nhân và xây dựng phác đồ điều trị.
Với các trường hợp người bệnh ho kéo dài và có tiền sử bị lao phổi, hen suyễn, sụt cân, và đau dạ dày thì việc điều trị các nguyên nhân bệnh lý gây ra ho kéo dài là rất quan trọng.
Những lưu ý khác
Đối với những người đã từng trải qua tình trạng ho dai dẳng trong quá khứ, cần chú ý giữ ấm cơ thể trong những ngày trời lạnh và gió, thường xuyên tập luyện thể dục, duy trì chế độ ăn uống cân bằng và hợp lý để phòng tránh tái phát.
Ngoài ra với các trường hợp ho kéo dài, người bệnh cũng có thể tham khảo và sử dụng thêm những sản phẩm bổ phổi, tốt cho hệ hô hấp có chiết xuất từ thảo dược tự nhiên. Một trong những sản phẩm được rất nhiều chuyên gia và người tiêu dùng lựa chọn chính là viên bổ phế Banikha của Dược thảo Thiên Phúc.
Giới thiệu viên bổ phế Banikha
Viên bổ phế Banikha là sự kết hợp của nhiều thành phần thảo dược quý như đông trùng hạ thảo, cao rẻ quạt, cao khổ sâm, cao bách hợp, cao cam thảo… Viên Bổ phế Banikha có tác dụng giúp bổ phế, bổ phổi, giúp tăng cường chức năng thải lọc của phổi. Viên bổ phế Banikha còn hỗ trợ tốt cho những người bị bệnh đường hô hấp như hen phế quản, lao, viêm phổi, viêm phế quản, COPD, hỗ trợ điều trị ung thư.
Đặc biệt, viên bổ phế Thiên Phúc Banikha là một sản phẩm hỗ trợ ho dai dẳng của thương hiệu Dược thảo Thiên Phúc – Doanh nghiệp khoa học công nghệ tiên phong nuôi trồng thành công đông trùng hạ thảo tại Việt Nam. Dược thảo Thiên Phúc cũng là đơn vị có dự án nghiên cứu cấp Quốc gia về đông trùng hạ thảo. Sản phẩm được sản xuất trên dây chuyền công nghệ đạt chuẩn GMP, nguồn nguyên liệu đạt chuẩn GACP-WHO của Tổ chức Y tế thế giới. Vì vậy, quý khách hàng hoàn toàn có thể yên tâm khi sử dụng sản phẩm trong quá trình hỗ trợ cải thiện tình trạng bệnh lý của bản thân.
Thông tin chi tiết về sản phẩm viên bổ phế Banikha của Dược thảo Thiên Phúc, quý khách hàng vui lòng liên hệ theo địa chỉ:
CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC THẢO THIÊN PHÚC
VPGD: Số 740 Quang Trung, La Khê, Hà Đông, Hà Nội
Khu nuôi trồng: BL – 84 khu quy hoạch Yersin – P.9 – TP. Đà Lạt
Hotline: 0916 33 1080
Email: admin@duocthaothienphuc.vn
Showroom và đại lý: http://duocthaothienphuc.vn/dai-ly-c25
Đăng ký CTV và Đại lý: admin@duocthaothienphuc.vn
Facebook: https://www.facebook.com/duocthaothienphucglobal