Tìm hiểu về biến chứng bàn tay, bàn chân ở người bị tiểu đường

Biến chứng ở bàn tay, bàn chân là tình trạng phổ biến ở người bị tiểu đường. Vậy những biến chứng này xảy ra như thế nào và có thể phòng ngừa ra sao? Để tìm hiểu rõ hơn, mời bạn đọc theo dõi thông tin chi tiết trong bài viết dưới đây

Nguy cơ bàn tay, bàn chân gặp biến chứng khi mắc tiểu đường 

Biến chứng do bệnh tiểu đường có thể ảnh hưởng đến nhiều phần khác nhau trên cơ thể. Các biến chứng này bao gồm xơ vữa, thiếu máu tới chi trên, các vấn đề về thần kinh hay nguy cơ nhiễm trùng.

Trong số các biến chứng do tiểu đường, biến chứng liên quan đến bàn chân thường xảy ra phổ biến hơn và thường được nhắc đến nhiều hơn. Trên thực tế, bàn tay và bàn chân có những đặc điểm khác biệt. Bàn tay thường được sử dụng để cầm, nắm và thực hiện các công việc, trong khi bàn chân phải chịu trọng lượng cơ thể, ma sát, va đập và tiếp xúc với bề mặt đất thường xuyên. Chính điều này làm tăng nguy cơ tổn thương so với bàn tay. Do đó, mặc dù nguy cơ biến chứng ở bàn tay cũng có thể xảy ra ở người mắc tiểu đường, nhưng thường ít phổ biến hơn so với bàn chân.

Tác hại của biến chứng

Biến chứng bàn chân tiểu đường gây ra tổn thương ở bàn chân có thể dẫn đến nhiễm trùng và hoại tử. Người mắc tiểu đường gặp biến chứng bàn chân có tỷ lệ cắt cụt chân khoảng 60%.

Thời gian phát triển biến chứng bàn chân ở người mắc tiểu đường tuýp là khoảng 5 năm, tính từ thời điểm phát hiện bệnh. Với tiểu đường tuýp 2, bệnh có thể diễn biến âm thầm và biến chứng có thể xuất hiện ngay từ trước khi phát hiện bệnh. Do đó, việc đánh giá và kiểm soát biến chứng bàn chân cần được thực hiện ngay từ khi có chẩn đoán tiểu đường.

Tìm hiểu về biến chứng bàn tay, bàn chân ở người bị tiểu đường

Người bệnh có thể nhận biết các dấu hiệu của biến chứng bàn chân tiểu đường thông qua hai nhóm triệu chứng sau:

Biến chứng về tuần hoàn máu

Bàn chân có thể trở lạnh và gặp đau do thiếu máu. Đau chân trong trường hợp thiếu máu thường có đặc điểm là đau khi người bệnh thực hiện hoạt động và giảm đi khi nghỉ ngơi.

Biến chứng về thần kinh: Người bệnh có thể cảm nhận các triệu chứng như tê, châm chích, cảm giác tê rát, hoặc mất cảm giác khi đi, có thể gặp tình trạng đi rớt dép. Những dấu hiệu này có thể biểu hiện từ nhẹ đến nghiêm trọng, và khi cảm giác đau giảm, nguy cơ nhiễm trùng tăng cao. Nếu không phát hiện và chăm sóc kịp thời, vết thương có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng.

Làm thế nào để hạn chế nguy cơ biến chứng bàn tay, bàn chân do bệnh tiểu đường?

Để hạn chế nguy cơ biến chứng bàn tay và bàn chân do bệnh tiểu đường, có một số biện pháp bạn có thể thực hiện:

Kiểm soát đường huyết: Duy trì mức đường huyết ổn định là điều quan trọng nhất. Điều này bao gồm việc tuân thủ chế độ ăn uống lành mạnh, tập thể dục thường xuyên và theo dõi đều đặn mức đường huyết theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Chăm sóc bàn chân, bàn tay: Hãy kiểm tra bàn chân hàng ngày để phát hiện kịp thời các vết thương nhỏ, tổn thương da hoặc dấu hiệu viêm nhiễm. Người bệnh nên rửa bàn chân hàng ngày bằng nước ấm và sạch, sau đó lau khô nhẹ nhàng. Ngoài ra, người bị tiểu đường cũng nên dùng kem dưỡng ẩm để giữ da mềm mại và tránh việc da bị khô nứt.

Tìm hiểu về biến chứng bàn tay, bàn chân ở người bị tiểu đường

Chọn giày phù hợp

Người bệnh nên chọn giày thoải mái, rộng rãi; Nên tránh giày cao gót hoặc giày quá chật vì chúng có thể gây tổn thương cho bàn chân.

Thực hiện kiểm tra định kỳ: Điều này bao gồm việc định kỳ kiểm tra y tế với bác sĩ hoặc chuyên gia chăm sóc chân để đánh giá tình trạng sức khỏe của bàn chân và tư vấn về cách chăm sóc.

Ngừng hút thuốc lá: Thuốc lá có thể làm tổn thương mạch máu và thần kinh, làm gia tăng nguy cơ biến chứng.

Chăm sóc tốt cho da: Bôi kem dưỡng ẩm đều đặn để da không bị khô và nứt nẻ, điều này giúp ngăn chặn việc xâm nhập của vi khuẩn vào da.

Tập thể dục đều đặn: Tập thể dục có lợi cho sức khỏe cả về mặt cơ bản và tâm lý, cũng như giúp cải thiện lưu thông máu và hỗ trợ kiểm soát đường huyết.

Bên cạnh những biện pháp kể trên, người bệnh tiểu đường cũng có thể tham khảo và sử dụng thêm sản phẩm An Đường Thiên Phúc.

Tìm hiểu về biến chứng bàn tay, bàn chân ở người bị tiểu đường

Sản phẩm An Đường Thiên Phúc được nghiên cứu, sản xuất từ 100% nguyên liệu tự nhiên, bao gồm đông trùng hạ thảo, cao dây thìa canh, cao khổ qua rừng, cao giảo cổ lam, cao linh chi, cao mạch môn… Trong đó, các thành phần được bào chế bằng công nghệ nano. Tiểu phân tử nano do có kích thước nhỏ, năng lượng tự do bề mặt và diện tích tiếp xúc lớn nên khả năng và tốc độ hòa tan cao, nhờ đó làm tăng khả năng hấp thu cũng như tác dụng của hợp chất.

An Đường Thiên Phúc thích hợp cho các đối tượng: người bị tiểu đường, người bị đường huyết cao, tiền đái tháo đường, người cần ổn định đường huyết và ngăn ngừa các biến chứng tiểu đường.

Thông tin chi tiết về sản phẩm An Đường Thiên Phúc và chương trình khuyến mãi, quý khách hàng vui lòng liên hệ theo địa chỉ:

CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC THẢO THIÊN PHÚC

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *